Những câu hỏi liên quan
Tuấn Dương
Xem chi tiết

bài j z 

Bình luận (0)
Tuấn Dương
2 tháng 11 2021 lúc 11:05

)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt,
nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước
để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát,
nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã
gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi
sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối
mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình
Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng
ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi tanh cá.
Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo
đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi
lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê.
Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”
(Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” – Xuân Quỳnh)
 

Bài đây nhé !

 

Bình luận (0)
Tuấn Dương
Xem chi tiết
★彡℘é✿ทợท彡★
Xem chi tiết
Minh Anh
14 tháng 10 2021 lúc 20:11

Nhân vật chính Cô bé bán diêm – được xây dựng thông qua nghệ thuật nhân hóa và so sánh . cô bé bán diêm tội nghệp thê thảm, thiếu thốn tình yêu thương

Bình luận (4)
Bạch Hạ Băng
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 10 2016 lúc 18:42


1.Nhân vật cụ Bơ-men
Hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời của cụ Bơ-men.
a. Cuộc đời:
- Là hoạ sĩ nghèo.
- Thường ngồi làm mẫu vẽ để kiếm tiền.
Mơ ước lớn nhất của cụ Bơ-men là gì?
- Mơ ước vẽ được một kiệt tác.
b. Cụ vẽ chiếc lá:
Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong thời điểm nào?
- Thời điểm: Đêm đông, giá rét, tuyết rơi đầy mặt đất.
Tình cảm của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi như thế nào?
- Thương yêu Giôn-xi.
Khi chiếc lá hoàn thành thì điều gì đã xảy ra?
- Chiếc lá hoàn thành: Cụ bị xưng phổi rồi qua đời.
=> Kiệt tác:
Qua lời kể của Xiu thì chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác? Tại sao nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
- Sinh động giống thật.
- Đem lại sự sống cho Giôn-xi.
Được vẽ bằng tình yêu thương và đức hi sinh cao cả của cụ Bơ-men.
-> Sản phẩm của nghệ thuật chân chính, nghệ thuật phục vụ con người.
Thảo luận nhóm
So sánh hình ảnh hai chiếc lá thường
xuân ở đầu và ở cuối đoạn trích?
2. Nhân vật Xiu
Hãy cho biết Xiu và Giôn-xi có quan hệ như thế nào với nhau?
- Xiu là đồng nghiệp với Giôn-xi
Khi Giôn-xi bệnh tình cảm của cô dành cho đứa em đồng nghiệp này như thế nào?
Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ Xiu đã tận tình chăm sóc Giôn-xi?
Trong đoạn trích mấy lần Giôn-xi đòi kéo tấm mành lên để nhìn ra cửa sổ? Đó là những lần nào?
Vậy khi Giôn-xi nhờ Xiu kéo tấm mành lên cô có biết cụ Bơ-men vẽ chiếc lá thường xuân chưa? Tìm những chi tiết chứng minh điều đó?
Qua quá trình phân tích trên, em hãy cho biết Xiu là người như thế nào?
- Cô có tấm lòng thương người luôn lo lắng, chăm sóc, động viên Giôn-xi tận tình chu đáo.
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
Tại sao Giôn-xi lại thẫn thờ nhìn tấm mành mành và ra lệnh kéo nó lên
Vậy chiếc lá thường xuân có liên quan đến điều gì mà khiến Giôn-xi phải thẫn thờ đến như thế?
Khi tấm mành được Xiu kéo lên lần 1 thì tâm trạng, thái độ của Giôn-xi như thế nào? Cô đã nghĩ gì?
- Tâm trạng lo lắng.
Theo em tình trạng sức khoẻ, trạng thái tinh thần của Giôn-xi lúc này như thế nào?
- Tình trạng sức khoẻ yếu ớt, tinh thần tuyệt vọng
Một ngày trôi qua đến sáng hôm sao
khi trời vừa hửng sáng Giôn-xi lại
nhờ Xiu kéo tấm mành lên lần 2
Điều kì diệu gì xuất hiện trước mặt cô?
Thái độ của Giôn-xi như thế nào?
Cô ngạc nhiên vì lá thường xuân vẫn bám trên tường
Trong sự ngạc nhiên đó Giôn-xi có những cử chỉ, hành động rất lạ. Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ điều này?
Những chi tiết trên chứng tỏ tâm trạng của Giôn-xi như thế nào?
- Niềm hy vọng đến, Giôn-xi hồi sinh.
Nguyên nhân sâu sa nào quyết định sự hồi sinh của Giôn-xi?
Đảo ngược tình huống hai lần :
Giôn - xi chờ chiếc lá trong tuyệt vọng  thoát khỏi nguy hiểm  trở lại sống yêu đời.
Cụ Bơmen đang khoẻ mạnh  chết
-> Hai lần đảo ngược này đều lên quan đến bệnh xưng phổi và chiếc lá cuối cùng

Bình luận (0)
Nam Sơn
Xem chi tiết
Bích Thủy
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 12 2020 lúc 22:11

Tham khảo:

Câu 1:

Nguyễn Tuân - một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.

Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một vật báu ở trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.

Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.

Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ…”. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn không những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”.

Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình. Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.

Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.

Câu 2:

Nam Cao sinh năm 1917 mất năm 1951, tên khai sinh là Trần Hữu Tri sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo sâu sắc, vừa mới mẻ vừa độc đáo. Các sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng sáng ngời. Nổi bật lên là tác phẩm “Chí Phèo”, tác phẩm là sự kết tinh tài năng nghệ thuật, là cái nhìn hiện thực nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Đặc biệt với biệt tài phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, Nam Cao đã cho mọi người thấy được diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở cho đến hết tác phẩm.

Ngay từ thuở nhỏ, Chí Phèo đã có hoàn cảnh đáng thương. Vốn là đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, nhờ chén cơm của người làng Chí lớn lên trở thành anh thanh niên tốt bụng, giàu lòng tự trọng. Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho Lý Kiến rồi bị Lý Kiến hãm hại đẩy vào tù. Ở tù ra

Chí bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính, từng bước biến thành tay sai cho Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tưởng rằng Chí Phèo sẽ vẫn tiếp tục với cuộc sống của một con quỷ dữ nhưng không, trong một lần tình cờ gặp Thị Nở, Thị đã đánh thức bản chất lương thiện sâu trong con người Chí.

Trong một lần say, Chí gặp Thị họ đã ăn nằm với nhau rồi cùng say ngủ dưới ánh trăng. Đến nửa đêm Chí đau bụng, Thị dìu hắn vào trong lều đắp chăn cho hắn rồi ra về. Đến sáng hôm sau, cũng như nhiều người say tỉnh dậy, Chí cảm thấy miệng đắng, toàn thân uể oải, chân tay thì bủn rủn. Hay là đói rượu? nhắc đến rượu hắn thấy rùng mình, người nao nao khó chịu “Hắn sợ rượu giống như những người ốm sợ cơm, tiếng chim hót ngoài kia vui tai quá! Tiếng cười nói của người đi chợ… Những tiếng quen thuộc này ngày nào mà chả có, nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy, chao ôi là buồn!”

Rồi hắn nghe thấy cuộc đối thoại của mấy bà đi chợ, hắn nao nao buồn bởi chúng nhắc cho Chí một cái gì đó xa xôi. Hình như đã có thời hắn ước mơ một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, một cuộc sống hạnh phúc giản dị được xây dựng bằng chính bàn tay lao động của mình. Tỉnh dậy hắn thấy mình già mà vẫn còn cô độc, buồn thay cho đời! Có lẽ nào? Hắn già rồi ư? Hình như Chí Phèo nhìn thấy trước được cuộc sống sau này của mình ốm đau, đói rét, cô độc, cái này còn đáng sợ hơn tuổi già, ốm đau, đói rét.

Một cách tự nhiên mọi suy nghĩ của Chí lại hướng về thị Nở. Khi thị bước vào với bát cháo hành hắn “ngạc nhiên”, “mắt hình như ươn ướt”. Bởi vì, đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho. Ăn bát cháo hành được trao từ bàn tay ấm lòng đầy tình thương của Thị Nở, hắn cảm động và phục sinh linh hồn. Hương vị bát cháo hành hay hương vị của tình thương và cảm động, hạnh phúc giản dị Chí Phèo được hưởng đã đánh thức bản chất lương thiện vùi dập bấy lâu của mình.Trời ơi! Hắn muốn làm người lương thiện, hắn thèm được lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao. Thị Nở sẽ mở đường cho hắn, mọi người sẽ nhận lại hắn vào cuộc sống lương thiện này. Hắn đặt niềm tin hi vọng vào thị Nở.

Nhưng hi vọng vừa mới hé mở đã đóng lại ngay bởi sự trở lại của lương tri đã đẩy Chí đến đỉnh điểm bi kịch. Chí đã tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính, bộ mặt người lẫn linh hồn người để rồi trở thành hiện thân của quỷ dữ. Thủ phạm chính là Bá Kiến, nhưng tham gia còn có định kiến xã hội lực lượng không kém phần tàn nhẫn đẩy Chí đến cùng quẫn bế tắc. Đại diện cho định kiến xã hội ấy là bà cô của thị Nở, bà kiên quyết ngăn cản mối tình này làm cho con đường trở lại làm người lương thiện của Chí bị chặn đứng. Chí bị thị Nở cự tuyệt, bị chính hy vọng duy nhất, khát khao cháy bỏng còn sót lại cự tuyệt. Đau đớn đến tột cùng Chí mang rượu ra uống nhưng “càng uống lại càng tỉnh”, “tỉnh ra chao ôi buồn”. Chí đã cố níu kéo Thị lại nhưng Thị đã đi, đã đi.

Chí ngồi “ôm mặt khóc rưng rức” và rồi hắn quyết định đi trả thù kẻ mà gây cho hắn ra nông nổi này. Ban đầu Chí định đi giết chết cả nhà thị Nở, giết con cọm già đã ngăn cản hắn. Nhưng trong tiềm thức Chí nhận ra rằng kẻ đã cướp đi quyền làm người, bộ mặt lẫn linh hồn mình là Bá Kiến chứ không phải ai khác. Thế rồi trong cơn say Chí xách dao đi tìm Bá Kiến, rồi đâm chết Bá Kiến. Chí hỏi đời “Ai cho tao lương thiện”? Trả thù rồi thì sao, sự thật không thay đổi được nữa rồi Chí tự sát, tuy chết mà vẫn uất ức vẫn muốn nói gì đó mà không thốt thành lời.

Qua cái chết bi kịch của Chí chứng tỏ ý thức, nhân phẩm của Chí đã trở lại. Nó thể hiện sự khát khao được sống lương thiện của Chí Phèo và cũng là lời tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến thực dân tàn bạo không những dồn người nông dân vào đường cùng mà còn đẩy họ vào chỗ chết. Nam Cao thật tài tình khi phát hiện ra và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ biến thành thú dữ. Đồng thời, tác giả đã đưa ra lời cầu cứu khẩn thiết: hãy bảo vệ con người, bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trước những thế lực xấu xa của cuộc sống.

Góp phần tạo nên thành công của tác phẩm, tác giả đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Phân tích và miêu tả diễn biến tâm trạng, nội tâm nhân vật tinh tế. Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng khẩu ngữ, giọng điệu đan xen, cách trần thuật linh hoạt. Kết cấu truyện linh hoạt, giàu kịch tính, hấp dẫn.

Tác phẩm “Chí Phèo” là kiệt tác văn xuôi Việt Nam hiện đại, nó thể hiện trình độ bậc thầy về truyện ngắn Nam Cao. Qua tâm trạng nhân vật Chí Phèo tác giả cho ta thấy rõ bi kịch: “Sinh ra là người mà không được làm người” đồng thời thể hiện rõ khát khao lương thiện của con người và bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ.

Bình luận (0)
Kim Phụng Nguyễn
Xem chi tiết
Gambit Odor
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 13:20

tham khảo ạ

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG SÁU1. PHÂN TÍCH ĐỀ

- Yêu cầu đề bài: phân tích hành động, cảm xúc, tình yêu con và những nỗi đau buồn, day dứt của ông Sáu

- Đối tượng làm bài: nhân vật ông Sáu

- Phương pháp làm bài: phân tích

2. CÁC LUẬN ĐIỂM CHÍNH CẦN TRIỂN KHAI

Luận điểm 1: Xuất thân và hoàn cảnh của ông Sáu

Luận điểm 2: Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li

Luận điểm 3: Cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu

3. LẬP DÀN Ý

I. Mở Bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Giới thiệu nhân vật: ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc về một người cha rất mực yêu con.

II. Thân Bài

- Ông Sáu là một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước, từng cẩm súng suốt cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng ông không tập kết ra Bắc mà ở lại kiên trì đấu tranh, gây dựng lực lượng để tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ. ông đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc, là một người lính anh hùng của dân tộc nhưng nhà văn không tập trung khắc họa con người ông ở khía cạnh đó mà đi vào đời sống riêng của ông để viết về tình phụ tử.

 

- Tình cảm của ông Sáu với con rất sâu nặng. Đó không chỉ là tình cảm cha con mà còn là tình đồng chí, đồng đội giữa các thế hệ. Tác giả cũng không đi sâu vào cuộc chiến đấu mà tập trung miêu tả tình cha con sâu sắc, cao đẹp, là giá trị vĩnh hằng của con người. Tình thương con của ông được thể hiện trong hai tình huống:

* Tình huống thứ nhất

Sau tám năm vào sinh ra tử, chỉ được ngắm nhìn con trong ảnh, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông Sáu không kìm nén được cảm xúc. ông vội vàng, hấp tấp nhảy lên bờ gọi con, đưa tay đón và bước những bước dài tới bên con, khuôn mặt biến đổi vì nỗi xúc động.

Bé Thu không nhận ra cha bởi vết thẹo trên mặt khiến ông khác quá và trông dữ tợn. Nó sợ hãi bỏ chạy khiến ông vô cùng đau khổ: sẩm mặt, đứng sững lại, hai tay buông thõng như bị gãy.

Suốt 3 ngày phép, ông đã làm mọi cách để được gần con, để được nghe bé Thu gọi một tiếng "ba":

+ ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn bên con.

+ Không giận con mà chỉ khe khẽ lắc đẩu, cười trước sự bướng bỉnh, xa lánh của con.

 

+ Thậm chí khi con bé hất miếng trứng cá ra ngoài, chối từ sự chăm sóc của ông, ông đã đau đớn không giữ được bình tĩnh mà trách phạt con.

=> Vì yêu con, ông đã kiên nhẫn, dịu dàng, bao dung rất mực đối với con mình. Song cũng chính vì tình yêu ấy cộng với nỗi đau đớn khi bị khước từ và thời gian bên con đang dẩn rút ngắn lại mà ông đã lỡ tay đánh con. Hành động đó đã cho thấy tột cùng của sự đau khổ và nỗi bất lực nơi ông.

- Trong giờ phút chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng.

+ Ông không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rẩu và cố nén giọt nước mắt.

+ Cuối cùng, khi con gọi "ba", ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, ôm chặt lấy nó rồi ra đi, mang theo ước nguyện của con về một cây lược nhỏ.

=> Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đẩy.

* Tình huống thứ hai

- Khi nằm vùng ở khu căn cứ, thiếu gạo, nhiều khi phải ăn bắp thay cơm, lại bị giặc khủng bố liên miên, cái chết bủa vây từng ngày nhưng tâm trí ông luôn nhớ về những ngày ở nhà, nhất là việc đã nóng vội mà đánh con vô lí. Đó là nỗi ân hận luôn ám ảnh, day dứt trong tâm hồn ông.

 

- Ông nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay "Ba vể, ba mua cho con một cây lược nghe ba!".Điểu đó thôi thúc ông làm một chiếc lược ngà. ông đã dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ con để tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược, cần thận khắc từng nét chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Lúc nhớ con, ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.

- Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu. Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăn trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình. Cây lược đã được trao lại cho bé Thu, trở thành cầu nối giữa hai cha con, để nối dài tình phụ tử thiêng liêng.

* Nhận xét:

- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng và miêu tả nhân vật:

+ Tác giả xây dựng được những tình huống truyện đặc sắc, đầy éo le, bất ngờ và cảm động.

+ Ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thưong, trân trọng con người.

+ Sử dụng ngôi kể thứ 3 khiến câu chuyện trở nên khách quan, đồng thời dễ dàng xen vào những lời bình đầy cảm xúc.

* Từ đó, nhà văn đã khắc họa thành công hình ảnh ông Sáu - một người lính yêu nước, một người cha rất mực yêu con. ông là biểu tượng cho tình yêu thưong, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con.

III. Kết Bài

Bộc lộ suy ngẫm của bản thân về chiến tranh, về tình cảm gia đình.

 

4. SƠ ĐỒ TƯ DUY

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà

 

Bình luận (2)
Kim Phụng Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
28 tháng 9 2021 lúc 12:21

1, Binh Tư tha hóa ở chỗ:

-Làm nghề ăn trộm

-Ghét lão Hạc vì lão lương thiện

-Cho lão Hạc bả chó để giết con chó hay đến vườn lão

Nhân cách trái ngược với lão Hạc ở khía cạnh:

Lão Hạc lương thiện, Binh Tư khá nhẫn tâm

Dùng bả chó để giết chó, trong khi lão Hạc dùng bả chó để tụ tử vì thg con Vàng

=>Qua đây, tác giả Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập làm rõ nên xã hội Phong kiến đến cảng cùng cực khiến họ mất đi nhân tính. Như ng nông dân có xấu, có tốt 

 

Bình luận (0)